0
Icon Empty

Vui lòng đăng nhập để xem thông báo

0
Icon Cart

Vui lòng đăng nhập để mua hàng

0

đ

Sâu - bệnh hại trên lúa

RẦY NÂU HẠI LÚA - NỖI LO CỦA NÔNG GIA

RẦY NÂU HẠI LÚA - NỖI LO CỦA NÔNG GIA

Rầy Nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens Stal. Là một loại côn trùng chích hút, và là môi giới truyền....

Rầy Nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens Stal. Là một loại côn trùng chích hút, và là môi giới truyền bệnh gây hại ở lúa. Cả rầy trưởng thành và rầy non đều tập trung ở phần gốc thân cây lúa để hút nhựa, nếu mật số cao có thể gây hiện tượng “cháy rầy”

 1/ Đặc điểm hình thái:

Đặc điểm hình thái của rầy nâu

- Trứng: đẻ thành từng ổ từ 5 – 12 quả nằm sát nhau, có dạng giống quả chuối tiêu, trứng mới đẻ có màu trong suốt, khi sắp nở thành màu vàng và có 2 điểm mắt đỏ.

 

- Rầy non (rầy cám) : có 5 tuổi, thân hình tròn. Lúc mới nở có màu xám trắng, sang tuổi 2-3 trở lên có màu nâu vàng. Chúng rất linh hoạt.

- Rầy trưởng thành: có hai dạng cánh là cánh dài và cánh ngắn., con đực nhỏ hơn con cái.

2/ Đặc điểm sinh thái:

- Vòng đời của rầy nâu là 25-30 ngày.

- Ban ngày rầy trưởng thành ít hoạt động trên lá lúa, chiều tối bò lên phía trên thân và lá lúa.

- Sự xuất hiện của rầy cánh dài và cánh ngắn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng.

- Khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, thức ăn phong phú thì xuất hiện dạng cánh ngắn nhiều.

- Khi nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, thức ăn không thích hợp thì xuất hiện dạng cánh dài nhiều.

- Điều kiện môi trường cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ đực – cái

- Ở ĐBSCL, rầy có thể xuất hiện và gây hại liên tục các vụ lúa.

3/ Đặc điểm gây hại:

Rầy hút chích nhựa, làm cây lúa không phát triển được 

 

- Cả rầy trưởng thành và rầy cám đều chích hút nhựa từ dảnh và lá lúa, làm cho cây vàng, úa, còi cọc, chết khô (gọi là hiện tượng cháy rầy), lúc đầu là từng đám, sau cháy cả vạt, có thể lan rộng ra cả ruộng và cả cánh đồng nếu không phòng trừ kịp thời:

          + Rầy nâu xâm nhập vào ruộng ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ.   

+ Lúa thời kỳ đẻ nhánh:rầy chích hút nơi bẹ tạo thành những sọc màu nâu đậm dọc theo thân, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn tấn công tiếp theo; khi bị hại nặng làm cho cây vàng, còi cọc, khô héo và chết.

+ Lúa thời kỳ làm đòng, trổ bông: rầy thường tập trung chích hút ở cuống đòng non; khi mật độ rầy tấn công cao sẽ làm cây khô héo, hạt và bông lép đen một phần hoặc cả bông.

- Trong vụ Xuân, rầy thường gây hại nặng trên các chân ruộng thấp trũng, vàn thấp, giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ, chín; nhất là những ruộng lúa xanh tốt, thừa đạm, trên các giống nhiễm (Lúa thơm, Nếp, lúa lai,…)

- Rầy nâu còn gây hại gián tiếp cho cây lúa:

+ Phân rầy tiết ra có chất đường thu hút nấm đen tới đóng quanh gốc lúa, cản trở quang hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa.

+ Là vật chủ lây lan các loại virut dẫn đến bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Bệnh này làm cho lá chuyển vàng và cây không phát triển được gây thiệt hại nghiêm trọng.

 

4/Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số:

- Thức ăn: rầy thích ăn nhất là lúa từ giai đoạn mạ đến nhảy chồi tối đa.

- Giống lúa.

- Phân bón: bón nhiều phân, nhất là phân đạm làm cho lúa xanh tốt, nhiều dưỡng chất, thân mềm dễ thu hút rầy tới sinh sống

- Thời tiết: nhiệt độ thích hợp với rầy là 27-29°C. Ẩm độ lý tưởng cho rầy phát triển là 80-86%.

- Thiên địch: là các loài nhện Pardosa pseudoannulata và Araneus inustus

5/ Biện pháp:

- Sử dụng giống khỏe, kháng rầy.

- Vệ sinh đồng ruộng , dọn sạch lúa chét và cỏ quanh ruộng, ven bờ.

- Không gieo xạ quá dày, chỉ nên xạ từ 100-120 kg giống/ha.

- Gieo xạ đồng loạt và tập trung trên từng cánh đồng.

- Bón phân cân đối, hợp lý.

- Làm cỏ, tỉa dặm kịp thời để ruộng thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của rầy.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, theo dõi mật số rầy nâu để kịp thời xử lý.

- Không nên trồng lúa liên tục trong năm, thời gian cách ly giữa các vụ ít nhất 20-30 ngày.

- Luôn duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa.

6/ Giải pháp khuyến cáo:

- Đối với lúa giai đoạn mạ và đẻ nhánh: Chỉ phun thuốc trừ rầy khi thấy rầy cám nở rộ, tập trung ở tuổi 2 -3, với mật số cao (trên 3 con/ tép lúa), bằng các loại thuốc chống lột xác, năm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam.   Tuyệt đối không phun ngừa, nhằm tránh nguy cơ bộc phát rầy ở giai đoạn sau và lan truyền bệnh vàn lùn, lùn xoắn lá.

- Lúa giai đoạn đòng trổ, nếu mật số rầy cao và nhiều lứa gối nhau, nên phối hợp thuốc chống lột xác với thuốc có tác động lưu dẫn để giảm nhanh mật số.

Trước khi phun thuốc, bà con đưa nước vào ruộng để rầy di chuyển lên trên, tăng hiệu quả phòng trừ.

 

Sản phẩm trừ rầy nâu của công ty Nông Dược Toàn Cầu:

1/ Gói RẦY TOÀN CẦU 80WP 15G:

Đặc trị rầy nâu hại lúa với 2 hoạt chất tiên tiến nhất hiện nay: Nitenpyram và Pymetrozine, vừa tiêu diệt tức thì, vừa lưu dẫn kéo dài.

Diệt sạch rầy nâu, rầy cám và làm ung cả  trứng rầy.

 

---------------

CÔNG TY TNHH NÔNG DƯỢC TOÀN CẦU

Website: //nongduoctoancau.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/nongduoctoancau

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCrXdMCqzztJGyRVw102Tqvw

Zalo CSKH: 0938 455 558

NÔNG DƯỢC TOÀN CẦU – UY TÍN LÀ VÀNG, NHÀ NÔNG LÀ BẠN

Tin tức liên quan

Xem tất cả
Icon Interest

Giá và ưu đãi tốt nhất

Đơn hàng 1 triệu trở lên

Icon Interest

Giao hàng miễn phí

Dịch vụ tuyệt vời 24/7

Icon Interest

Ưu đãi tuyệt vời

Khi bạn đăng ký

Icon Interest

Chủng loại đa dạng

Giảm giá lớn

Icon Interest

Dễ dàng hoàn trả

Trong vòng 30 ngày