Sâu - bệnh hại trên lúa
BÙ LẠCH GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
Tên khoa học: Thrips oryzae Họ Bọ trĩ (Thripidae) Bộ Cánh tơ (Thysanoptera) Bù lạch còn gọi là Bọ trĩ, là loại....
Tên khoa học: Thrips oryzae
Họ Bọ trĩ (Thripidae)
Bộ Cánh tơ (Thysanoptera)
Bù lạch còn gọi là Bọ trĩ, là loại côn trùng nhỏ, thân hình mỏng manh, chúng gây hại trên lúa làm lá lúa bị cuốn tròn, héo vàng khô mà người dân gọi là "mò lửa”. Bù lạch thường gây hại mạnh vào đầu vụ lúa Đông Xuân, vì thời gian này ít mưa hoặc chấm dứt mưa. Khi trời mưa Bù lạch giảm số lượng rõ rệt, nhất là giai đoạn bọ Bù lạch. Từ khi cây lúa làm mạ đến đẻ nhánh mật độ Bù lạch tăng cao, sau đó giảm dần vì lá lúa cứng không thích hợp cho Bù lạch gây hại.
1/ Triệu chứng:
Lá lúa bị Bù lạch gây hại thường để lại nhiều điểm trắng nhỏ, có sọc trắng bạc dọc theo gân, chóp bị cuốn lại. Khi bị hại nặng, những lá đã bị cuốn dần héo, tóp lại và khô vàng; biểu hiện bị hại nghiêm trọng là lá lúa màu vàng sẫm. Các ruộng khô nước thường bị nặng hơn.
Có nhiều triệu chứng lúa bị vàng đọt giống Bù lạch gây hại, nên cần nhận biết Bù lạch để xác định vì chúng rất nhỏ. Nhận biết bằng cách đặt lòng bàn tay xuống nước cho ướt rồi dùng lòng bàn tay quét trên ngọn cây lúa. Sau đó đưa lòng bàn tay gần mắt để quan sát kỹ. Nếu đúng Bù lạch gây hại, trên lòng bàn tay những con Bù lạch rất nhỏ màu đen (khoảng 1,5 mm) nhảy hoặc bò chậm chạp vì dính nước.
2/ Đặc điểm hình thái và sinh học:
Bù lạch rất nhỏ, dài từ 1-1,5 mm, màu nâu đen hoặc màu nâu đỏ. Hai đôi cánh hẹp, mang nhiều lông. Vòng đời Bù lạch: khoảng 11 – 16 ngày.
- Trứng hình bầu dục, dài từ 0,20-0,25 mm, màu trắng trong, chuyển sang vàng khi sắp nở, thời gian ủ trứng từ 3-5 ngày.
- Bù lạch mới nở (sâu non) có màu vàng nhạt, lớn đủ sức dài khoảng 1 mm, hình dạng giống thành trùng nhưng không cánh, phát triển 6-14 ngày.
- Thời kỳ tiền nhộng và nhộng: 2-3 ngày, màu nâu đậm.
- Giai đoạn trưởng thành: 10 – 20 ngày.
Thành trùng cái đẻ khoảng 12-14 trứng, nhiều nhất là 25-30 trứng. Đa số Bù lạch sinh sản theo phương thức đơn tính, tỷ lệ cái/ đực thường rất lớn (trên 95%).
3/ Tập quán sinh sống:
- Bù lạch thích hoạt động vào những ngày trời râm mát hoặc ban đêm. Trời nắng chúng thường ẩn trong lá non hay chóp lá cuốn lại.
- Bù lạch rất linh hoạt, có thể bay một khoảng xa vào ban ngày để tìm ruộng lúa mới. Khi bị khuấy động thành trùng thường nhanh nhẹn nhảy đi chỗ khác lẩn trốn hoặc rơi xuống đất.
- Bù lạch cái thích đẻ trứng ở những đám lúa, mạ hoặc cỏ dại xanh tốt. Trứng được đẻ vào lá non nhất, ở mặt đối diện với thân lúa, một số ít được đẻ trên lá đã mở. Chúng cắt mô của phiến lá và đẻ từng trứng vào các vết cắt, trứng chỉ gắn vào ½ mô lá
- Ấu trùng sau khi nở thường sống tập trung nhiều con trong lá non. Với mật số ít hơn 10 con trên một cây, lá có thể bị cuốn từ 3-5 cm. Khi mật số nhiều hơn 10 con trên một cây, lá có thể bị cuốn toàn bộ và héo khô. Khi lúa đứng cái, lá ngừng phát triển, một số ấu trùng có thể chui vào bên trong hạt.
- Thành trùng và ấu trùng đều chích hút nhựa lá lúa, nhất là lá non. Chúng sống bên trong chóp lá cuốn lại, trời mát mới bò ra ngoài.
4/ Đặc điểm gây hại:
- Bù lạch chỉ thích tấn công trên các ruộng lúa bị khô, lá lúa cuốn lại; nếu ruộng đầy đủ nước, lá lúa mở ra, bù lạch không còn chỗ trú ẩn nên dễ bị chết.
- Giai đoạn mạ: Bù lạch gây hại khiến cây lúa còi cọc không phát triển, không nẩy chồi, nếu bị nặng toàn bộ lá bị cuốn, chóp lá chuyển vàng, từ từ khô cả lá và cây chết.
-
- Giai đọan cây lúa còn nhỏ, ruộng bị Bù lạch gây hại nặng sẽ mất một thời gian để phục hồi nên thường trổ bông và thu hoạch trễ hơn bình thường 4 – 5 ngày. Bông lúa thường nhỏ và năng suất thấp hơn so với ruộng không bị gây hại.
- Giai đoạn lúa đứng cái, Bù lạch gây hại làm lúa còi cọc không phát triển. Khi lúa trổ bông Bù lạch hút chích nhựa ở hoa làm hoa lúa không thụ phấn được, hạt lúa bị lép vàng và giảm năng suất trầm trọng.
- Ruộng lúa sạ bị hại nặng hơn lúa cấy.
- Nhiệt độ thích hợp để Bù lạch phát sinh phát triển từ 15 - 25ᵒC, thích hợp gây hại lúa Đông Xuân đầu vụ, vì thời gian này ít mưa hoặc chấm dứt mưa. Mưa làm giảm rõ rệt số lượng Bù lạch, đặc biệt là Bù lạch trưởng thành. Quần thể Bù lạch phát triển mạnh ở những năm hạn hán, con trưởng thành có khả năng kháng thuốc cao…
5/ Biện pháp phòng trừ:
- Biện pháp canh tác:
- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ ở bờ ruộng.
- Thực hiện xuống giống đúng thời vụ, tập trung.
- Cấy, gieo sạ lúa với mật độ vừa phải, không quá dày.
- Áp dụng biện pháp quản lý nước ngập – khô xen kẽ
- Bón phân cân đối, hợp lý.
- Để giảm nhẹ thiệt hại, nên giữ nước trong ruộng khi phát hiện thấy có Bù lạch
- Biện pháp hóa học:
Bù lạch gây hại sẽ kìm hãm sự phát triển của cây lúa. Nếu không có biện pháp quản lý và phục hồi sớm cho cây lúa, sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cuối vụ.
Cần thường xuyên thăm đồng, kiểm tra kỹ để phát hiện và phun thuốc khi thấy có Bù lạch non xuất hiện.
**** VOTE 34.2SC 300ML
Là sự kết hợp hoàn hảo của hai hoạt chất tiên tiến Bifenthrin và Imidacloprid. Có tác động lưu dẫn mạnh, chuyên trị sâu kháng và sâu cứng đầu.
Vote tác động lên hệ thần kinh của côn trùng là tê liệt và ức chế quá trình truyền tải thông tin về thần kinh trung ương, khiến chúng không thể hoạt động, ngưng ăn, dẫn đến chết.
**** Phân bón lá NAKAWA PLUS 500ML
Với công thức cải tiến nhất hiện nay, cung cấp hàm lượng N-P-K lần lượt 10%-60%-10%. Đặc biệt có tính KÍCH KHÁNG SINH (kích thích cây sinh ra chất đề kháng). Giúp lúa ra rễ và đẻ nhánh mạnh, mập đòng, trổ đồng loạt, đồng thời phục hồi và phát triển sau khi bị dịch hại tấn công.
---------------
CÔNG TY TNHH NÔNG DƯỢC TOÀN CẦU
Website: //nongduoctoancau.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/nongduoctoancau
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCrXdMCqzztJGyRVw102Tqvw
Zalo CSKH: 0938 455 558
NÔNG DƯỢC TOÀN CẦU – UY TÍN LÀ VÀNG, NHÀ NÔNG LÀ BẠN
Giá và ưu đãi tốt nhất
Đơn hàng 1 triệu trở lên
Giao hàng miễn phí
Dịch vụ tuyệt vời 24/7
Ưu đãi tuyệt vời
Khi bạn đăng ký
Chủng loại đa dạng
Giảm giá lớn
Dễ dàng hoàn trả
Trong vòng 30 ngày