0
Icon Empty

Vui lòng đăng nhập để xem thông báo

0
Icon Cart

Vui lòng đăng nhập để mua hàng

0

đ

Sâu - bệnh hại trên lúa

ỐC BƯƠU VÀNG HẠI LÚA

ỐC BƯƠU VÀNG HẠI LÚA

Tên khoa học: Pomacea canaliculata, có nguồn gốc Trung và Nam Mĩ. Ốc được du nhập vào Việt Nam trong....

Tên khoa học: Pomacea canaliculata, có nguồn gốc Trung và Nam Mĩ. Ốc được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985-1988 và đã trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiêm trọng nhất cho nền nông nghiệp Việt Nam.

1/ Đặc tính sinh học

a/ Hình thái:

Vỏ ốc có dạng hình cầu, không bóng, màu vỏ thay đổi từ vàng đến nâu, có vân hoặc không vân. Lỗ miệng vỏ loe rộng. Nắp miệng vỏ bằng chất sừng, thân ốc có 5-6 vòng xoắn phồng, rãnh xoắn sâu, các vòng xoắn thấp nên tháp ốc lùn, lỗ rốn sâu và rộng. Kích thước tối đa từ 30 -60cm chiều cao.

Ốc có màu thay đổi từ kem vàng, vàng nâu đến đen lợt. Ống thở có những đốm vàng, dài gấp 2-5 lần chiều cao của vỏ ốc.

Trứng có màu hồng đậm khi mới đẻ và lợt dần thành màu hồng khi sắp nở. Trứng được đẻ thành từng ổ cao khỏi mặt nước trên bất cứ vật thể nào ở xung quanh.

b/ Vòng đời:

Với môi trường ở ĐB SCL, thời gian để trứng nở là khoảng 10 ngày. Tỉ lệ nở của ổ trứng khoảng 80% (rất cao)

Ốc bươu vàng trưởng thành trong vòng 3 – 7 tháng và có khả năng sinh sản nhanh, gây hại mạnh.  

Ốc bươu vàng là loài sinh sản hữu tính, chúng giao phối định kỳ khoảng một tuần một lần, sau giao phối 1 – 2 ngày sẽ bắt đầu đẻ. Mỗi chu kỳ đẻ của chúng gồm 10 - 12 ổ, nên số lượng lên tới khoảng 1.000 – 1.200 trứng/ tháng. Sau 7 – 15 ngày, trứng sẽ nở thành ốc non. Giai đoạn ốc non phát triển từ 15 – 25 ngày, sau đó là giai đoạn ốc lớn. Trứng của chúng được bảo vệ và kết dính bởi chất tiết ra từ ốc mẹ

c/ Tập quán sinh sống:

Ốc bươu vàng thường sống trong điều kiện ngập nước (nước ngọt). Chúng cũng có thể sống dưới nước hay trên cạn nhờ có khe mang và cơ quan giống phổi. Chúng có thể sống nhiều tháng trong điều kiện khô hạn bằng cách đóng nắp và vùi sâu trong đất, nên giai đoạn này được gọi là khoảng thời gian ngủ của ốc. Khi gặp nước, chỉ cần một đêm là chúng hoạt động trở lại bình thường.

Đặc biệt, chúng có thể tồn tại trong môi trường ô nhiễm, thiếu oxy nhờ có ống thở. Ốc bươu vàng con cũng có thể sống trong nước ở nhiệt độ từ 0 - 32oC và sống trong đất khô 6 tháng khi điều kiện tự nhiên thiếu nước. Trong điều kiện nước mặn 0,5 – 0,6%, ốc bươu vàng vẫn gây hại; khi độ mặn lên 0,8% thì ốc sẽ chết 100% trong vòng 3 ngày. 

Ốc con có thể nổi trên mặt nước để nhờ nước trôi đi xâm nhập nơi khác.

2/ Tác hại:

Hiện nay, ốc bươu vàng là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm, rất khó phòng trừ trong canh tác nông nghiệp.

Ốc non nở, rơi xuống nước, nổi lập lờ trên mặt nước, 2 ngày sau thì vỏ cứng, lớn rất nhanh và trở thành kẻ phàm ăn. Giai đoạn phá hoại mạnh nhất khi ốc đạt 10 - 40 mm.

Ốc bươu vàng thường cắn ngang cây lúa non hay chồi non từ ngay sau khi sạ cho đến khi cây lúa được 30 ngày tuổi, hoạt động chủ yếu vào sáng sớm, chập tối và ban đêm. Đây là giai đoạn thiệt hại nặng nhất. Trên ruộng lúa, các dấu hiệu nhận thấy ốc bươu vàng gây hại là: mất cây - làm cho lá, thân cây lúa nổi trên mặt nước hoặc cây lúa đứt ngang thân.

Khi ốc bươu vàng phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng, làm thiệt hại về giống, phải sạ lại nhiều lần, ruộng lúa sinh trưởng không đồng đều khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch, ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Các nghiên cứu cho thấy, 1 con ốc bươu vàng (2 - 3 cm)/ m2 gây hại trong giai đoạn 3 – 20 ngày sau sạ sẽ làm giảm 15 - 20% năng suất lúa. Nếu mật độ 6 - 10 con ốc bươu vàng /m2 thì ruộng lúa sạ sẽ mất trắng sau 1 ngày đêm.

3/ Biện pháp phòng trị:

a/ Biện pháp canh tác:

  • Trong quá trình làm đất:
    • Làm đất kỹ bằng phẳng, tránh chỗ trũng nước.
    • Bắt ốc và ổ trứng bằng tay vào buổi sáng sớm.
    • Có thể sử dụng thức ăn như lá đu đủ, xơ mít, lá khoai, súng... dẫn dụ tập trung ốc bươu vàng để dễ thu gom hơn. Các loại lá bó thành từng bó để ở góc ruộng, gần bờ; sau 12 - 24 giờ, dùng rổ, rá xúc lên để bắt ốc.
    • Đánh rãnh thoát nước (25 x 5 cm) cách nhau 10 - 15 m giúp ốc bươu vàng tập trung để thu gom bằng tay hay xử lý thuốc ốc thuận tiện hơn.
    • Đặt lưới, phên tre chặn mương nước vào ruộng, ngăn ốc xâm nhập và bắt ốc dễ dàng.
    •  
  • Giai đoạn từ khi gieo sạ đến 21 ngày sau sạ:
  • Sử dụng giống tốt có tỷ lệ nẩy mầm cao.
  • Cắm các cọc tre, sậy ở những chỗ ngập nước, mương kênh tưới để thu hút ốc đẻ trứng, thu lượm (7 – 10 ngày/ lần) và phá các ổ trứng dễ dàng.
  • Thả vịt vào ruộng ăn ốc non và trứng ốc. Thu lượm ốc bươu vàng trưởng thành để làm thức ăn cho cá, vịt.
  • Thỉnh thoảng rút nước ra khỏi ruộng, giữ mực nước thấp 2 - 3 cm nhằm hạn chế ốc di chuyển và phá hại.

b/ Biện pháp hóa học:

*** ỐC TOÀN CẦU:

Hoạt chất: abamectin 3.6%

Là thuốc trừ sâu có phổ tác động rộng, tác dụng tiếp xúc và vị độc.

Đặc trị: Sâu cuốn lá, sâu đục thân. Đặc biệt: rất độc với ốc.

 

*** TC AB 5.0:

Hoạt chất: abamectin 3.6%

Là thuốc trừ sâu có phổ tác động rộng, tác dụng tiếp xúc và vị độc.

Đặc trị: Sâu cuốn lá, sâu đục thân. Đặc biệt: rất độc với ốc.

*** TC ỐC 999:

 Hoạt chất: Niclosamide hàm lượng cao. Đặc trị Ốc bươu vàng.

Thuốc có tác động xông hơi và vị độc mạnh. Tác động lên hệ hô hấp và hệ tiêu hóa, khiến ốc chảy nhớt, ngưng ăn, không di chuyển được và chết.
 
----------
CÔNG TY TNHH NÔNG DƯỢC TOÀN CẦU
Văn phòng CSKH: 0938 455 558
NÔNG DƯỢC TOÀN CẦU – CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU

 

Tin tức liên quan

Xem tất cả
Icon Interest

Giá và ưu đãi tốt nhất

Đơn hàng 1 triệu trở lên

Icon Interest

Giao hàng miễn phí

Dịch vụ tuyệt vời 24/7

Icon Interest

Ưu đãi tuyệt vời

Khi bạn đăng ký

Icon Interest

Chủng loại đa dạng

Giảm giá lớn

Icon Interest

Dễ dàng hoàn trả

Trong vòng 30 ngày