0
Icon Empty

Vui lòng đăng nhập để xem thông báo

0
Icon Cart

Vui lòng đăng nhập để mua hàng

0

đ

Sâu - bệnh hại trên lúa

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY VÀNG LÁ LÚA

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY VÀNG LÁ LÚA

I/ Nhóm vàng lá do Virus gây ra:   1/ Bệnh vàng lùn: Bệnh vàng lùn Màu sắc của cây....

I/ Nhóm vàng lá do Virus gây ra:

 

1/ Bệnh vàng lùn:

Bệnh vàng lùn
  • Màu sắc của cây lúa bệnh: lá lúa từ xanh nhạt --> vàng nhạt --> vàng cam --> vàng khô.
  • Vị trí lá bị vàng: lá dưới vàng trước, lần lượt đến các lá bên trên. Vết vàng trên lá: từ chóp lá vàng dần vào bẹ.
  • Lá ngắn, hẹp, cứng, màu xanh vàng hoặc màu vàng cam.
  • Lá non có nhiều đốn gỉ sắt hoặc màu vàng đỏ.
  • Đặc điểm của lá bệnh: có khuynh hướng xòe ngang; bệnh làm giảm chiều cao khiến cây lùn và giảm số tép lúa trong bụi lúa; ruộng lúa bệnh ngả màu vàng, chiều cao cây không đồng đều; cây bị lùn, mọc nhiều chồi, bộ rễ bình thường.
  • Mầm bệnh được lan truyền do rầy nâu.

 

2/ Bệnh Tungro:

Lúa nhiễm bệnh Tungro
  • Khi bị nhiễm bệnh, cây lúa có triệu chứng lùn và ít chồi; chiều dài phiến và bẹ lá ngắn hơn bình thường; lá phát triển cong queo hoặc cuộn tròn.
  • Màu lá thay đổi từ xanh, vàng lợt, vàng cam và vàng nâu, bắt đầu từ chóp lá và mép lá trở vào.
  • Trên cây, các lá phía dưới biến vàng trước sau đó lan lên các lá phía trên, lá non thường có màu xanh nhạt lốm đốm hoặc thành sọc dài ngắn khác nhau chạy song song với gân lá, bộ rễ kém phát triển, có màu đen.
  • Cây lúa bị bệnh sớm và nặng có thể chết trước khi trổ; nếu bị nhiễm bệnh muộn thì mức độ bệnh nhẹ, cây phát triển đến trổ bông nhưng trổ muộn, bông lúa nhỏ, nhiều hạt lép và thường trổ không thoát.
  • Đây là bệnh được lan truyền qua rầy xanh đuôi đen. Rầy không mang virus liên tục và mầm bệnh không lưu truyền qua trứng rầy.
Vàng lá lúa do Tungro

 

3/ Bệnh vàng cam:

  • Các vệt vàng cam xuất hiện dọc theo các gân lá từ chóp lá, sau đó toàn bộ lá trở nên vàng hoặc cam. Khi cây lúa bị nhiễm bệnh, bệnh bắt đầu phát triển, các lá biến màu này dần dần cuộn theo chiều dọc vào trong, rũ xuống và trở nên khô héo.
  • Cây bị nhiễm bệnh sinh trưởng chậm nhưng không phải triệu chứng của vàng lùn, cây đẻ nhánh kém và bộ rễ suy kiệt.
Lúa bị vàng cam
  • Cây nhiễm bệnh chết rất nhanh, đặc biệt khi còn nhỏ; khi cây bị nhiễm trễ (giai đoạn gần trổ) thì lúa không trổ hoặc bị lép lửng.
  • Tác nhân gây bệnh là do Phytoplasma trên lá lúa (đây được xem là một vi khuẩn không vách tế bào – giống Virus nhưng có kích thước lớn hơn Virus); mầm bệnh được lan truyền bởi Rầy Bông (rầy Zig-Zag), rầy có thể mang mầm bệnh liên tục nhưng không lưu truyền qua trứng.

 

4/ Bệnh vàng tạm thời:

  • Cây bị bệnh thường lùn, lá biến màu vàng từ chóp của lá dưới. Trên lá bị vàng có lấm tấm những đốm rỉ màu nâu. Những lá non thường có mầu vàng lợt.
  • Cây bị bệnh sớm thì không trỗ bông hoặc bông ngắn, hạt lép (triệu chứng này gần giống với bệnh tungo).
  • Nguồn virus lan truyền do rầy xanh đuôi đen.

 

5/ Bệnh lúa cỏ:

  • Cây bị bệnh rất lùn và có nhiều chồi như bụi cỏ.
  • Lá hẹp, ngắn, cứng, xanh đến xanh lợt và biến vàng kèm theo đốm gỉ sắt.
  • Cây bệnh sống đến khi trưởng thành nhưng ít bông, bông ngắn, hạt lép.
  • Virus gây bệnh lan truyền do rầy nâu.

 

II/ Nhóm vàng lá do Vi khuẩn gây ra:

1/ Bệnh khảm vàng:

  • Cây bệnh lùn, ít chồi, lá nhăn, màu lốm đốm không đều và có sọc vàng.
  • Bông bị dị hình, không trổ thoát và hạt thường bị lép.
  • Triệu chứng lúc đầu là trên lá đọt có vài đốm màu vàng xanh. Đốm lớn ra dọc theo gân, tạo thành những lằn dài. Các lá đó có khi bị vàng và sau đó khô đi, bẹ lá cũng có màu lốm đốm không ổn định.
  • Bệnh lan truyền bởi nhiều loại bọ cánh cứng.

 

2/ Bệnh đốm sọc vi khuẩn:

  • Triệu chứng bệnh là những vệt hẹp, trong suốt giữa các gân lá. Đầu tiên là chóp lá sau đến mép lá có các sọc mầu nâu chạy song song với gân lá.
  • Ở giống nhiễm bệnh, toàn bộ lá chuyển màu vàng nâu sau đó lá bị chết.
  • Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, giống nhiễm bệnh thì toàn ruộng lúa biến thành màu vàng cam.
  • Vi khuẩn được lan truyền qua hạt giống và vết thương cơ giới, vì vậy mưa và gió là tác nhân làm bệnh lây lan nhanh.

 

III/ Nhóm bệnh vàng lá lúa do Nấm:

1/ Bệnh vàng lá chín sớm:

Diễn biến vết bệnh vàng lá chím sớm
  • Khóm lúa có chiều cao bình thường, vết bệnh trên lá là những sọc vàng hình bầu dục kéo dài tới chóp lá.
  •  Bệnh xuất hiện trên cả lá non, lá bánh tẻ và lá già.
  • Cây lúa bị bệnh thường trỗ bông và chín sớm nhưng bông ngắn, hạt lép.

 

2/ Bệnh thối bẹ lá:

  • Do nấm gây hại ở bẹ lá, nặng nhất là khi lúa bước vào giai đoạn đứng cái làm đòng.
  • Nấm gây hại tạo thành các đốm bầu dục dài, làm phá vỡ các mạch dẫn của bẹ lá, dẫn đến lá lúa bị biến vàng.
  • Khi bệnh đã gây hại tới lá đòng thì lúa trỗ không thoát và hạt bị lép hoàn toàn.

 

IV/ Bệnh vàng lá do ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn:

Lúa ngộ độc hữu cơ
  • Ban đầu mới phát sinh, ngọn lá có hiện tượng vàng đỏ, khô từ chóp lá lan dần xuống dưới, thân yếu ớt, lá có khuynh hướng dựng đứng.
  • Khi bệnh nặng: số lượng lá vàng đỏ tăng. Bị vàng đỏ đến 1/3 lá, lúa sinh trưởng kém, cây còi cọc, đẻ nhánh ít.
  • Khi nhổ cây lên, nếu thấy rễ đen (ngộ độc hữu cơ), đỏ vàng (ngộ độc phèn) kèm theo rễ bị thối, ít hoặc không có rễ trắng (rễ mới). Do rễ không hút được đủ nước dưỡng chất nên bộ lá ngả sang màu vàng, từ chóp lá xuống và từ mép lá vào.
  • Ruộng lúa thường bị ngộ độc hữu cơ khi: ruộng trũng, bị ngập nước liên tục, khoản thời gian làm đất tới khi gieo sạ rất ngắn (chưa đến 15-20 ngày), hoặc làm đất sơ sài, cày vùi rơm rạ rồi gieo sạ ngay, ruộng lúa gần các ao cá hay chuồng trại chăn nuôi bị tháo nước xuống ruộng thường xuyên.
Triệu chứng ngộ độc 

 

  *** Bệnh vàng cao do ngộ độc phèn nhôm:

  • Triệu chứng vàng cam chết cây trên ruộng, hầu hết có những điểm chung: lá vàng (lá chân vàng trước) và chuyển sang màu cam, phần gân lá còn xanh, trên phiến lá xuất hiện các đốm màu nâu.
Triệu chứng vàng cam chết cây
  • Thân chậm phát triển nhưng vẫn cao bình thường, thân và gốc cứng nên nhà nông hay truyền miệng là “bệnh vàng cao”. Rễ lúa xù xì và nhám như miếng “cước chùi nồi", không còn màu trắng như bình thường.
  • Hiện tượng này thường khởi đầu là vài cây trên ruộng rồi lan ra chết dần cả bụi lúa. Xuất hiện khoảng sau 25 ngày sau sạ và kéo dài có khi đến thu hoạch.
  • Quan sát khu vực lúa nhiễm vàng, nếu thấy mặt nước trong xanh, đất quanh bờ có màu xám và chỉ thấy có cỏ năn mọc lác đác từng chòm. Từ đó xác định đất nhiễm phèn nhôm.

Bà con không nên dùng nước mưa đầu mùa để bí lại rải phân. Nước mưa đầu mùa chứa nhiều chất Hydro, còn bản chất đất phèn có chứa Lưu huỳnh. Khi hai chất này kết hợp lại sẽ tạo thành chất độc làm hư hại rễ lúa dẫn đến tình trạng ngộ độc nặng thậm chí chết lúa non khi mới gieo sạ. Trong khâu làm đất nên đánh đường nước sâu rộng và thiết kế thêm các đường “xương cá” giúp xả phèn trong ruộng khi cần thiết.

VII/ Bệnh vàng lá lúa do tuyến trùng:

  • Còn gọi là bệnh bướu rễ. Tuyến trùng tấn công vào rễ của cây mạ trên những chân ruộng khô hạn.
  • Khi nhiễm tuyến trùng rễ cây bị sưng thành những hạt bướu không còn khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng. Do đó, lá lúa biến thành màu vàng rồi sau đó khô chết.
  • Muốn phòng trừ tuyến trùng cần giữ cho ruộng mạ và ruộng lúa không bị khô hạn.

 

VI/ Bệnh vàng lá do các yếu tố bất lợi của môi trường:

  • Xảy ra nếu đất thiếu đạm, đất bị ngộ độc (bệnh nghẹt rễ lúa), nền nhiệt độ của thời tiết khắc nghiệt (thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh), nước tưới bị ô nhiễm các hoá chất độc hại, ngộ độc không khí (như khói lò gạch, khói nhà máy xi măng,…).

 

Tóm lại, bệnh vàng lá hại lúa do rất nhiều nguyên nhân gây nên, vì vậy muốn phòng trừ hiệu quả đòi hỏi phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Nguồn tham khảo: tổng hợp từ Những thiệt hại trên ruộng lúa nhiệt đới (IRRI); Các bệnh hại lúa quan trọng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (PGS.Phạm Văn Kim); Tài liệu tập huấn Bồi dưỡng chuyên môn về Thuốc Bảo vệ Thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang)

---------------

CÔNG TY TNHH NÔNG DƯỢC TOÀN CẦU

Website: //nongduoctoancau.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/nongduoctoancau

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCrXdMCqzztJGyRVw102Tqvw

Zalo CSKH: 0938 455 558

NÔNG DƯỢC TOÀN CẦU – UY TÍN LÀ VÀNG, NHÀ NÔNG LÀ BẠN

 

Tin tức liên quan

Xem tất cả
Icon Interest

Giá và ưu đãi tốt nhất

Đơn hàng 1 triệu trở lên

Icon Interest

Giao hàng miễn phí

Dịch vụ tuyệt vời 24/7

Icon Interest

Ưu đãi tuyệt vời

Khi bạn đăng ký

Icon Interest

Chủng loại đa dạng

Giảm giá lớn

Icon Interest

Dễ dàng hoàn trả

Trong vòng 30 ngày