NHỆN GIÉ GÂY HẠI: TRIỆU CHỨNG VÀ BIỆN PHÁP (Hè Thu 2024)
Chuyên mục tin tức
Tình hình đồng ruộng
NHỆN GIÉ GÂY HẠI: TRIỆU CHỨNG VÀ BIỆN PHÁP (Hè Thu 2024)
NHỆN GIÉ gây hại trên ruộng bằng 2 cách:
- Trực tiếp: ăn phá các mô lá bên trong bẹ....
NHỆN GIÉ gây hại trên ruộng bằng 2 cách:
- Trực tiếp: ăn phá các mô lá bên trong bẹ lá lúa. Khi ăn phá chúng tiết ra chất độc ở tuyến nước bọt để hút dinh dưỡng, chất độc làm ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của cây.
- Gián tiếp: nhện tạo vết thương trên bẹ, mở đường cho nấm bệnh thối bẹ tấn công (vì nhện thường mang bào tử nấm thối bẹ trên cơ thể chúng). Từ những vết thương này tạo thành điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây lép đen hạt tấn công lúa.
Nhện gié gây hại từ giai đoạn mạ đến làm đòng - trổ chín. Tuy nhiên, nếu tấn công lúa từ giai đoạn trổ lẹt xẹt về sau sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và chất lượng.
Hạt lúa bị nhện gié gây hại thường bị biến dạng cong queo, lép hoàn toàn hoặc lửng. Vỏ trấu bị biến màu hoàn toàn hoặc lốm đốm nâu đến nâu đen...
Phun thuốc đặc trị nhện khi khi mật độ nhện 3-5 con/lá.
Phun vào giai đoạn tim đèn (40-50NSS) và giai đoạn lúa trổ lẹt xẹt (60-65NSS).
Sử dụng 𝐓𝐂 𝐈𝐍𝐀𝐑𝐈 𝟐𝟓𝐒𝐂 𝟏𝟎𝟎𝐌𝐋 - SIÊU DIỆT NHỆN
Có tác dụng tiếp xúc và lưu dẫn
Vừa hạ gục nhanh nhện đã kháng thuốc, đồng thời làm ung trứng, ngăn sự lột xác của nhện.
Thuốc trừ được cả trứng nhện non và nhện trưởng thành.