Vấn đề khác
LÚA BỊ ĐỔ NGÃ: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH HẠN CHẾ
Bà con nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long thường xuyên phải đối mặt với tình trạng cây lúa đổ....
Bà con nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long thường xuyên phải đối mặt với tình trạng cây lúa đổ ngã, nhất là trong mùa mưa.
Đổ ngã làm giảm năng suất lúa (trên 10%), ảnh hưởng đến chất lượng gạo và gây khó khăn trong thu hoạch nhất là thu hoạch bằng máy.
Lúa ngã ảnh hưởng đến quang hợp, quá trình tạo hạt bị đình trệ do sự vận chuyển chất khô bị trở ngại, làm tỷ lệ hạt lép và lửng gia tăng.
Ngoài ra lúa ngã làm bông lúa ngập trong nước thúc đẩy hạt nẩy mầm, hoặc hư thối do nấm bệnh tấn công và giảm chất lượng gạo.
1/ Nguyên nhân khách quan:
Do điều kiện thời tiết bất lợi: Nguyên nhân này rất dễ thấy, nhất là trong vụ Hè Thu hoặc Thu Đông, tiết trời thường âm u, mưa nhiều, thiếu ánh sáng nên cây lúa có khuynh hướng tăng trưởng theo chiều cao, khi gặp mưa to và gió lớn, đôi khi cả lốc xoáy, nếu cây lúa đang giai đoạn chín sữa trở đi rất dễ bị đổ ngã do mất cân đối trọng lượng giữa phần gốc và phần ngọn.
Do thế đất thấp - trũng: Trên những chân ruộng thấp - trũng, nước ngập sâu liên tục, lúa thường vóng cao, thân mềm yếu, vừa dễ bị đổ ngã, vừa dễ bị các loại sâu bệnh tấn công như: Rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn…
2/ Nguyên nhân chủ quan:
Do bón phân không cân đối: Trường hợp này rất thường gặp trên những chân ruộng nghèo lân, kali và canxi, hoặc đất có hàm lượng mùn cao, nếu bón phân đạm quá nhiều không cân đối với lân và nhất là kali, sẽ dẫn đến hiện tượng lúa bị lốp đổ. Chúng ta đều biết đạm là nguyên tố giúp cây trồng phát triển về chiều cao thân lá, làm các tế bào dài ra nhanh, nhưng thành vách tế bào lại non yếu vì chưa tích lũy kịp xenllulo, rất dễ bị đổ ngã khi không có đủ các nguyên tố có chức năng giúp cây trồng cứng chắc và phát triển hài hòa, cân đối với đạm, đó là lân, kali và canxi.
Do giống lúa: Đối với những giống lúa yếu cây, chịu phân kém mà chúng ta không có sự điều chỉnh, vẫn bón phân bình thường như những giống lúa khác hoặc sạ quá dầy cũng làm lúa dễ bị đổ ngã.
Do bị nhiễm bệnh: Những ruộng bón thừa đạm, sạ dày, hoặc ngập nước liên tục, khi gặp thời tiết ẩm ướt (mưa nhiều hoặc sương mù nhiều) rất dễ bị các loại nấm bệnh tất công như: Đạo ôn, Khô vằn, Vàng lá chín sớm,… làm khô lá chân, do đó mức độ đổ ngã càng nghiêm trọng hơn.
3/ Biện pháp khắc phục:
a/ Làm đất:
- Ruộng sau khi thu hoạch cần cày ải phơi đất để tạo nên lớp đế cày, ruộng không bị lầy thụt, giúp khoáng hóa các chất hữu cơ và giải bớt các chất độc trong đất, giúp rễ lúa phát triển, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, lúa cứng cây hơn.
- Ruộng canh tác lúa cần làm bằng phẳng và có hệ thống thoát nước hơi nghiêng về phía nước thoát để khi cần thì thoát nước được dễ dàng, công tác quản lý nước khi phun thuốc trừ cỏ và bón phân cũng thuận lợi hơn.
b/ Giống và mật độ gieo sạ:
- Nên chọn những giống lúa cứng cây, vừa kháng được sâu rầy, vừa hạn chế được đổ ngã khi lúa chín.
- Bà con cần áp dụng biện pháp sạ thưa hợp lý, nếu sạ hàng thì lượng giống từ 80 – 100kg/ha, sạ lan lượng giống từ 100 – 120kg/ha. Sạ thưa tiết kiệm được giống, còn giúp rễ lúa phát triển tốt, thân khỏe, cứng cây, ít sâu bệnh, ít đổ ngã, dễ thu hoạch bằng máy.
c/ Bón phân và quản lý nước:
- Để tránh bón thừa đạm bà con nên áp dụng bón phân theo bảng so màu lá lúa. Cữ bón phân đón đòng, nếu thấy lúa quá xanh nên tăng cường bón Ka-li và phun thêm phân bón lá Áo giáp Kẽm (chứa Kẽm, Bo). Ngoài việc bón đầy đủ và cân đối giữa Đạm, Lân và Ka-li, ngay từ đầu vụ cần bổ sung thêm Silic Can-xi cho lúa
- Nên xiết nước khoảng 7 ngày vào giai đoạn trước khi cây lúa làm đòng, để giúp rễ lúa ăn sâu, tạo sự thông thoáng trong ruộng, tăng cường quang hợp để tích lũy chất hữu cơ giúp lúa cứng chắc. Trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày cần tháo cạn nước để lúa cứng chân, ít bị đổ, dễ thu hoạch.
d/ Phun thuốc phòng trị bệnh:
- Trong trường hợp sạ dầy, bón thừa đạm hoặc trồng giống đặc sản nhưng yếu cây, dễ nhiễm bệnh, thời tiết ẩm ướt… để hạn chế đổ ngã và thiệt hại năng suất cần tăng cường phun phòng các loại thuốc trừ bệnh Khô vằn và Đạo ôn.
- Tham khảo về cách quản lý bệnh Khô Vằn: https://nongduoctoancau.com/tin-tuc/benh-dom-van-tren-lua-1
- Tham khảo về cách quản lý bệnh Đạo Ôn: https://nongduoctoancau.com/tin-tuc/benh-dao-on-hai-lua
*** Quy trình quản lý bệnh hại cơ bản:
*** Phân bón lá ÁO GIÁP KẼM:
*** Phân bón lá TRE SUPER:
---------------
CÔNG TY TNHH NÔNG DƯỢC TOÀN CẦU
Website: //nongduoctoancau.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/nongduoctoancau
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCrXdMCqzztJGyRVw102Tqvw
Zalo CSKH: 0938 455 558
NÔNG DƯỢC TOÀN CẦU – UY TÍN LÀ VÀNG, NHÀ NÔNG LÀ BẠN
Giá và ưu đãi tốt nhất
Đơn hàng 1 triệu trở lên
Giao hàng miễn phí
Dịch vụ tuyệt vời 24/7
Ưu đãi tuyệt vời
Khi bạn đăng ký
Chủng loại đa dạng
Giảm giá lớn
Dễ dàng hoàn trả
Trong vòng 30 ngày