BIỂU HIỆN CỦA LÚA THIẾU ĐẠM - LÂN - KALI
Ngày Đăng : 21/03/2022 - 9:19 AM1/ Biểu hiện cây lúa bị thiếu Đạm
- Thiếu đạm ở giai đoạn đầu làm cho lúa trở nên vàng đến xanh lợt, cây lùn lại và thẳng đứng, kém nở bụi.
- Nếu cây vẫn thiếu đạm cho đến giai đoạn lúa chín thì số hạt trên bông sẽ giảm.
- Trường hợp đủ đạm trong giai đoạn đầu, nhưng sau đó lại thiếu thì những lá dưới bị vàng nhưng lá non còn xanh bình thường. Cả ruộng lúa sẽ trở nên vàng đều.
.png)
Khắc phục hiện tượng thiếu đạm bằng cách cung cấp đủ đạm cho cây. Nên bón đạm cho lúa bằng bảng so màu lá lúa.
Bón thừa đạm quá sẽ làm cho thân lúa yếu, dễ đổ ngã và nhiễm sâu bệnh, từ đó dẫn đến giảm năng suất lúa. Biểu hiện của lúa dư đạm là: lá có màu xanh đậm, cây thường mọc um tùm, đẻ nhánh muộn và không tập trung.
.png)
2/ Biểu hiện cây lúa bị thiếu Lân
- Cây lúa thiếu lân sẽ đẻ nhánh kém, cây lùn lại, hạt lép nhiều.
- Lá lúa thiếu lân thường có màu xanh đậm, mọc thẳng hơn lá bình thường. Có những giống lúa thiếu lân thì lá già trở nên màu vàng cam hoặc hơi tím.
- Sự thiếu lân thường xảy ra trên đất chua, đất nhiễm phèn, đất than bùn và đất kiềm. Chất lân dễ hòa tan trong đất ngập nước hơn đất khô.
Trên đất bị thiếu lân mà bón đạm nhiều sẽ càng làm cho năng suất lúa bị giảm.
Ở ĐBSCL, đa số đất trồng lúa đều thiếu lân nên vai trò của lân trong việc canh tác lúa là rất quan trọng. Lân thuộc loại nguyên tố linh động, nên thừa lân không ảnh hưởng nhiều như đạm, lân có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non.
.png)
3/ Biểu hiện cây lúa bị thiếu Kali
- Nếu chỉ thiếu kali ít: lá lúa có màu xanh đậm, hơi kém nở bụi và cây hơi bị lùn.
- Nếu thiếu kali trầm trọng: lá trở nên màu vàng cam đến vàng nâu, bắt đầu từ chóp lá già lan dần xuống dưới gốc. Có thể có nhiều đốm nâu trên phiến lá. Hạt lúa sẽ nhỏ hơn bình thường.
- Sự thiếu kali thường xảy ra trên đất thô, cát và than bùn hoặc trên đất sét có khả năng cố định cao chất kali. Khắc phục bằng cách bón các loại phân hỗn hợp có chứa kali hoặc phân kali đơn.
.png)
*** TÁC HẠI CỦA VIỆC BÓN NHIỀU PHÂN ĐẠM GIAI ĐOẠN LÚA ĐẺ NHÁNH:
Nhiều bà con cho rằng vào giai đoạn đẻ nhánh, cây lúa chỉ cần đạm là đủ, dẫn đến sự chăm bón mất cân đối, nặng về bón đạm, bón đạm lai rai.
Hậu quả là làm cho cây lúa đẻ nhánh kéo dài từ nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3… làm cho toàn bộ các nhánh đều nhỏ bé, yếu ớt. Nhánh chính (cấp 1) thành bông sau này ít hạt, ngắn bông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng vụ lúa.
Do vậy, việc lựa chọn loại phân bón để bón thúc cho cây lúa đẻ nhánh phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng. Trong đó:
- Yếu tố đa lượng NPK: phải đảm bảo tỷ lệ (3-1-3).
- Các yếu tố trung, vi lượng chiếm khoảng 20% và phải được bón tập trung ngay từ khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng để nuôi ngay nhánh con (Cấp 1); khi nhánh con phát triển mạnh sẽ kìm hãm không cho cây lúa đẻ thêm các nhánh cấp 2, cấp 3.
Như vậy nhánh cấp 1 sẽ to, mập, khỏe và sau này hình thành bông to, nhiều hạt.
4/ Bổ sung dưỡng chất cho cây bằng Phân Bón Lá:
NAKAWA / KAGAMI: với hàm lượng NPK lần lượt là 10%-55%-10% (hàm lượng Lân cao lên đến 55% - rất quan trọng trong thời gian sinh trưởng đầu của cây lúa), bổ sung thêm Zn, Cu, Bo và các chất điều hòa sinh trưởng như GA3, NAA,... giúp cây:
- Ra rễ mạnh, đẻ nhánh nhanh, tập trung.
- Tăng số lượng chồi hữu hiệu, tăng số bông.
- Đón đòng đồng loạt, chống nghẹn đòng, mập đòng.
- Chống đổ ngã, tăng sức đề kháng, hạn chế côn trùng gây hại.


Chi tiết sản phẩm:
- Nakawa: https://nongduoctoancau.com/san-pham/nakawa-50gam.html
- Kagami: https://nongduoctoancau.com/san-pham/kagami-50gam.html
----------
CÔNG TY TNHH NÔNG DƯỢC TOÀN CẦU
Website: //nongduoctoancau.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/nongduoctoancau
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCrXdMCqzztJGyRVw102Tqvw
Hotline: 0938 455 558









