BỆNH THỐI GỐC DO NẤM VÀ VI KHUẨN LIÊN THỦ GÂY HẠI
Ngày Đăng : 25/09/2021 - 3:05 PMHay còn gọi là ĐẠO ÔN BỘI NHIỄM VI KHUẨN THỐI GỐC
1/ Tác nhân:
Bệnh thối gối do Vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây ra (Vi khuẩn có nhiều roi (đuôi) nên lội tốt trong nước), đồng thời kết hợp với bệnh đạo ôn do Nấm pyricularia oryzae dễ bội nhiễm cùng nhau gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa và làm giảm thiệt hại năng suất về sau.
Thường gặp bệnh xuất hiên từ 15 – 35 ngày sau xạ. Bệnh thường kết hợp với NẤM đạo ôn làm bụi lúa chết nhanh chóng.
2/ Cách nhận diện bệnh:
Đầu tiên, ở bẹ lá lúa, phần sát gốc có vết thối màu nâu sậm, dạng như thấm nước. Sau đó cả bẹ lá bị thối nhũn. Lá lúa ở bẹ mắc bệnh ngả màu vàng, rồi cháy khô và gục xuống. Bẹ lá bệnh có thể bị rứt đứt dễ dàng và có mùi thối.

Bệnh lan dần cho cả bụi lúa, làm cho tất cả các bẹ đều thối. Cả gốc lúa và rễ đều bị thối, ngả màu nâu đen. Bệnh làm cả bụi lúa bị chể khô, bệnh nặng làm cả ruộng lúa bị cháy rụi.

3/ Sự lưu tồn, lây lan và xâm nhiễm:
- Vi khuẩn xâm nhập vào bẹ lá ở gần gốc, gây vết thối trên bẹ sau 2 ngày và giết chể bụi lúa sau 3 – 4 ngày.
- Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương ở bẹ lá hay qua rễ thối vì ngộ độc acid hữu cơ, làm nghẽn mạch và gây héo.
- Vi khuẩn lưu tồn sẵn trong đất, nước và lây lan đi xa nhờ nguồn nước.
- Sau vụ lúa, vi khuẩn lưu tồn trong rạ của bụi lúa bệnh và gây bệnh cho cụ lúa kế tiếp.
4/ Điều kiện để bệnh phát triển:
- Nhiệt độ cao và trời ẩm ướt. Bệnh thường gây hại nặng cho vụ Hè Thu và vụ Thu Đông.
- Bệnh thường gây hại ở chỗ trũng trong ruộng, nơi có mực nước cao và nơi tập trung nhiều phân đạm của ruộn lúa.
- Ruộng lúa bón phân đạm cao và mất cân đối thường bị bệnh nặng.
5/ Cách phòng trị:
a/ Ngừa bệnh:
- Cày vùi rơm rã kỹ lúc làm đất. San bằng mặt ruộng, tránh để chỗ trũng trong ruộng.
- Rải vôi khi trục đất để diệt vi khuẩn (khoảng 200 kg/ ha)
- Không sử dụng giống lúa nhiễm nặng với bệnh để làm giống cho vụ sau, như OM 4218,...
b/ Trị bệnh:
Khi ruộng lúa chớm có bệnh xuất hiện (cây héo, lá còn xanh, nhổ lên thì đứt gốc và có mùi thối), cần thực hiện các thao tác sau:
- Ngưng ngay việc bón phân đạm, tăng cường bón phân có chứa Silic, Canxi; tuyệt đối không kết hợp phun phân bón lá có chứa đạm khi phun thuốc trừ bệnh.
- Tháo nước ra khỏi ruộng càng sớm càng tốt
- Đưa nước vào ruộng lại. (Nếu có điều kiện, để 200kg vôi/ ha ở đầu đường nước dẫn vào ruộng)
- Phun thuốc:
* Sử dụng: Cặp gói NATOFULL - STAR SUPER + chai KHUẨN TOÀN CẦU.
Với thành phần gồm 5 hoạt chất: Hexaconazole + Tricyclazole + Kasugamycin + Polyoxin và Thiadizole – Zine, chặn đứng Vi khuẩn lây lan gây hại, làm vách tế bào của lúa dày hơn, giúp thân cứng, lá xanh; bảo vệ cây chống lại sự tấn công từ vi khuẩn; đồng thời tái tạo lại tế bào sau tổn thương, dưỡng cây.
Liều dùng:
Cặp gói Natofull – Starsuper: 1 cặp gói/ bình 25 lít nước.
Khuẩn Toàn Cầu: 25 – 30ml/ bình 25 lít nước
*Khi dịch quá nặng (lúa sụp mặt): Cặp gói NATOFULL - STAR SUPER + chai NẤM KHUẨN TOÀN CẦU.
Với thành phần gồm 6 hoạt chất mạnh nhất hiện nay: Hexaconazole + Tricyclazole + Kasugamycin + Polyoxin và Fenoxanil + Oxolinic Acid, chặn đứng vi khuẩn lây lan gây hại, làm vách tế bào của lúa dày hơn, giúp thân cứng, lá xanh; bảo vệ cây chống lại sự tấn công từ vi khuẩn, đồng thời ngăn chặn nấm đạo ôn xâm nhiễm, dưỡng cây nhanh chóng phục hồi.
Liều dùng:
Cặp gói Natofull – Starsuper: 1 cặp gói/ bình 25 lít nước.
Nấm Khuẩn Toàn Cầu: 25 – 30ml/ bình 25 lít nước
(Phun thuốc trừ bệnh khi lá lúa đã ráo sương hoặc vào buổi chiều nhằm giúp thuốc bám dính tốt, chọn loại béc phun thật nhuyễn để đảm bảo phun ướt đều lá lúa)
*** Sau khi xử lý khoảng 3 – 5 ngày, kiểm tra nếu thấy vết bệnh khô, rễ lúa ra trắng và lúa phát triển trở lại thì bón phân và chăm sóc lúa bình thường.


------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH NÔNG DƯỢC TOÀN CẦU
Website: //nongduoctoancau.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/nongduoctoancau
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCrXdMCqzztJGyRVw102Tqvw
Văn phòng công ty: 0938 455 558









